Cách Xử Lý Lũa

Xử lý lũa như thế nào

Cách xử lý lũa thủy sinh

Xử lý lũa thủy sinh như thế nào?

Một câu hỏi thường gặp với anh em mới bắt đầu chơi lũa. Như ở những bài viết trước mình có nói lũa đa dạng về chủng loại, kích thước và mẫu mã. Do đó việc xử lý mỗi loại cũng khác nhau, tuy nhiên đều có những vấn đề chính như sau:

1. Lũa ra màu:

Lũa thủy sinh ra màu cũng khác nhau tùy theo loại: màu trắng đục ở lũa khai thác tươi như hải sa, xương chùm, xương quýt ... đỗ quyên ra màu vàng, các dòng lũa sông suối rừng thì ra màu đỏ hoặc vàng đậm ....

Cách xử lý: luộc lũa với muối càng kỹ càng tốt nếu có thể, sau đó ngâm nước lạnh và thay nước đến khi thấy ko còn màu. Đối với lũa lớn không luộc được có thể nướng qua lửa ở nhiệt độ cao cho lũa nóng lên sau đó ngâm nước.

2. Lũa ra nhớt:

Vấn đề này thường gặp ở lũa khai thác tươi như đỗ quyên, hải sa, nhọ nồi ......Bản chất nhớt từ các loại lũa thông dụng không có độc nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ.

Cách xử lý: có thể xử lý theo cách xử lý lũa ra màu ở trên, hoặc đơn giản xử lý qua ngoài vỏ rồi sử dụng, chấp nhận cho lũa ra nhớt trong hồ. Tuy nhiên để nhớt không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng nước ta có một số cách sau:

- Thả các loại ốc, cá tép dọn hồ để ăn nhớt: cá otto, bút chì, mún, 7 màu , tép loạn màu, ốc neria, ốc táo, cá nô lệ.....

- Kèm theo đó ta châm thêm vi sinh để xử lý bớt nhớt.


Thời gian hết ra màu và ra nhớt tùy thuộc vào loại lũa, kích thước lũa và quy trình xử lý. Có thể kéo dài từ 3 ngày đối với lũa nhỏ, 2 3 tuần thậm chí cả tháng với lũa kích thước lớn.

Xử lý lũa set layout

Khi set layout thì cách xử lý thế nào?


Đối với việc set layout cho hồ với lũa và đá phức tạp thì xử lý lũa có nhiều hướng khác nhau.

Tuy nhiên có 2 cách như sau:

  • 1. Xử lý lũa sạch trước khi set: cách này đơn giản nhưng ít người làm do đang có ý tưởng thì chẳng ai muốn đợi chờ đợi cả.

  • 2. Set luôn rồi xử lý sau: Cách thông dụng nhất mà hầu hết anh em set chuyên nghiệp thường dùng

Vậy cách xử lý thế nào? Đơn giản là chỉ cần bỏ hồ vào nước chạy lọc, thêm muối và vi sinh, nước dơ tiến hành thay nước. Sau vài ngày giảm nhớt thì có thể vào cây và thả thêm cá ốc mút nhớt còn lại. Có 1 giải pháp là sử dụng Purigen cho vào lọc để xử lý màu lũa. Cứ như vậy một thời gian thì lũa sẽ sạch hẳn không ra màu và nhớt nữa.

Đối với lũa thủy sinh chuyên dụng như đỗ quyên, hải sa, .... thì màu và nhớt không có độc cho cá tép, tuy nhiên nếu lượng nhớt và màu ra quá nhiều có thể gây chết do gây ngộp hoặc màng nhớt phủ lên cây cối, cá tép. Do đó nếu thả lũa chưa xử lý vào hồ có cây cối cá tép thì cần theo dõi để thay nước kịp thời, giảm nồng độ màu và lượng nhớt trong hồ, đối với hồ lớn có lượng nước cao và hệ thống lọc tốt thì càng ít ảnh hưởng bởi màu và nhớt từ lũa.